Ngày ông Công, ông Táo (23 tháng chạp Âm lịch), ông Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chia sẻ với VnExpress những điều nên làm và không nên làm.
- Ngày lễ ông Công, ông Táo của người Việt có nguồn gốc từ đâu, thưa ông?
- Từ thời thượng cổ, do khiếp sợ thiên tai nên con người đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đất, nước, gió, lửa, núi, sông, mặt trời... Dần dần, việc tôn thờ này trở thành tín ngưỡng dân gian thờ cúng các thần linh. Khi chế độ quân chủ quyền chế của các triều đại phong kiến hình thành, vua chúa vì muốn xác lập quyền lực là thiên tử, con trời nên ban tước hiệu cho các thần linh, biến họ thành những người có nhân cách, phẩm bậc rõ ràng.
Từ đó như nhiều vị thần linh khác, ông Công (thổ công) là thần đất, được tôn xưng là phước đức chính thần. Các quốc gia thuộc nền văn minh lúa nước rất tôn trọng thần đất để cầu mong mùa màng bội thu, người và vật phát triển thịnh vượng, no ấm, an vui. Người dân tôn thờ ông Công như vị thần ban phước tài lộc cho mọi ngành nghề trong xã hội.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Còn ông Táo (Táo quân) được dân gian tôn xưng là Đông Trù tư mạng định phước táo quân tôn thần, là vị thần chuyên việc nấu nướng, ăn uống. Theo quan niệm dân gian, hơn nửa táo quân không chỉ quản lý việc ăn uống sinh hoạt trong gia đình mà còn có nhiệm vụ ghi chép việc thiện ác của gia chủ để cuối năm báo cáo Thiên đình. Thượng đế sẽ căn cứ vào báo cáo của Táo quân để ban phước hoặc giáng họa cho người dân nhằm khuyến thiện trừng ác.
Người dân cũng quan niệm Táo quân là thần bảo hộ cho thiếu nhi, việc thờ cúng rất được phụ nữ quan tâm, với niềm tin gia đình sẽ êm ấm, thịnh vượng, con cháu khỏe mạnh, an lành. Thậm chí, sự tích Táo quân còn được người dân Việt Nam dựng thành huyền tích "một bà, hai ông" gồm thần đất, thần nhà, thần bếp.
- Lễ cúng ông Công, ông Táo từ xưa đến nay đã thay đổi thế nào?
- Từ xa xưa đến nay, người Việt duy trì tục lệ cúng tiến ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Trước đây, có thể do đời sống nông nghiệp là chủ yếu, việc cúng lễ còn có ý nghĩa khép lại năm cũ, sửa soạn nhà cửa làm lễ tất niên, đón rước tổ tiên về ăn Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới.
Việc tôn thờ ông Công, ông Táo ở nước ta đã có từ mấy nghìn năm, được truyền nối từ đời này sang đời khác, với mục đích sâu xa là nhắc nhở mọi người biết sống theo đúng luân thường, đạo lý từ gia đình đến khi ra ngoài xã hội. Dân gian tin rằng luôn có những vị thần linh theo dõi, ghi chép công việc hàng ngày của mỗi người, nên muốn có cuộc sống an vui, thịnh vượng thì con người phải tránh làm điều ác, siêng làm điều thiện, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Ngày nay, do công nghiệp phát triển nhanh làm thay đổi đời sống vật chất, các giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt. Xã hội ngày càng ưa chuộng hình thức hơn, ít quan tâm đến giá trị tinh thần trong ngày cúng ông Công, ông Táo.
- Người dân nên phóng sinh, đốt vàng mã thế nào Công ty dịch thuật Đồng Nai trong ngày cúng ông Công, ông Táo?
- Việc cúng lễ thần linh, phật, thánh, tổ tiên thì điều quan trọng nhất là thành tâm cầu nguyện, "lễ bạc, lòng thành" là tốt nhất. Việc thả cá chép để đưa ông Táo về trời ở miền Bắc hoặc đốt ngựa giấy, tranh giấy ở miền Nam chỉ là xưa bày ra vậy nên ngày nay làm theo thôi. Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời, chứ không có ý nghĩa phóng sinh như trong Phật giáo.
Ngày nay ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị ngày càng trầm trọng. Vào ngày cúng ông Táo, người dân không nên đốt vàng mã trong các nghi lễ cúng tế. Đốt vàng mã phải được xem là hủ tục mà mỗi người cần có ý thức loại bỏ.
Còn việc phóng sinh, cần hiểu đúng theo ý nghĩa ban đầu là con người gặp vật nuôi quý hiếm bị bắt, bị nạn thì tìm cách giải thoát, cứu nạn rồi thả về môi trường tự nhiên. Hoặc nếu muốn phóng sinh thì nên mua lại những loại chim, cá sắp bị giết thịt rồi thả về tự nhiên. Việc mua các loài vật, nhất là loài gây hại môi trường và mang thả xuống sông, hồ thì không phải là phóng sinh mà còn làm hại tự nhiên. Vì vậy, theo tôi không nên thả cá hoặc phóng sinh trong ngày cúng ông Công, ông Táo.
- Ông có lời khuyên gì với mọi người khi sắm sửa lễ cúng?
- Nhiều nghi lễ trong ngày ông Công, ông Táo trước đây được sinh ra từ đời sống nông nghiệp, nhưng đời sống hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp, nên từ bỏ. Thay vì đốt vàng mã, mua cá về thả sông..., mỗi người nên chăm chút cho căn bếp nhà mình.
Ngày ông Công, ông Táo có ý nghĩa rất quan trọng với căn bếp của mỗi gia đình. Trong bếp nên dành một chỗ nhỏ thờ các vị này, sao cho vừa ấm cúng, vừa không quá tốn kém. Mỗi khi thành viên trong gia đình nhìn thấy sẽ có ý thức vun đắp cho căn bếp cũng như bữa ăn gia đình. Thay vì lo sắm sửa mâm cao cỗ đầy, mỗi gia đình nên cùng làm bữa cơm đơn giản để có nhiều cơ hội trò chuyện với nhau bên bếp lửa, cùng nhau ăn bữa cơm sau những ngày bận rộn.
Mỗi nhà chỉ nên sắm một tuần trà, ít hoa quả, bánh kẹo để làm lễ cúng ông Công, ông Táo, không nên bày cỗ bàn linh đình. Bởi tục thờ ông Công, ông Táo là để nhắc nhở mỗi người sống lương thiện, hướng về ông bà, tổ tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét